GIỚI THIỆU

 

Cơ sở pháp lư:

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xă hội là tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai và tư vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế - xă hội.

Trung tâm được thành lập tháng 4 năm 1994 theo Quyết định của Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp Giấy phép hoạt động khoa học và công nghệ số 302 ngày 30 tháng 6 năm 1994. Ngày 3 tháng 11 năm 2003, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng kư hoạt động khoa học và công nghệ số A-150.

Trung tâm trực thuộc cơ quan quản lư trực tiếp là Hội Khoa học Kinh tế Việt nam.

 

Trung tâm có những chức năng sau đây:

  • Điều tra, thu thập, xử lư thông tin; nghiên cứu các vấn đề về phát triển kinh tế - xă hội; tư vấn về các giải pháp kinh tế, xă hội và công nghệ nhằm thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức kinh tế - xă hội và các cộng đồng dân cư Việt Nam.

  • Xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xă hội; t́m kiếm, tiếp nhận và tổ chức sử dụng các nguồn lực; tổ chức thực hiện và đánh giá các dự án; chú trọng trước hết các dự án tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển dịch vụ công cộng cho những nhóm người dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường (như người nghèo, phụ nữ, trẻ em, đồng bào ở các vùng cao, người khuyết tật, ...).

  • Tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm, tham quan, hội thảo trong và ngoài nước; tổ chức các khóa huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ; tổ chức tuyên truyền và phổ cập kiến thức; soạn thảo các tài liệu, sách báo nhằm nâng cao nghiệp vụ và tri thức quản lư, khoa học, công nghệ có liên quan đến phát triển kinh tế - xă hội. 

Trong giai đoạn hiện nay, Trung tâm tập trung vào những nhiệm vụ sau đây:

  • Phân tích những xu thế phát triển và tác động của quá tŕnh công nghiệp hóa, đổi mới chính sách kinh tế - xă hội đối với tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu xă hội và tác động đối với các nhóm xă hội khác nhau ở Việt Nam.

  • Phân tích thực trang nghèo ở nông thôn và đô thị, mối quan hệ giữa nghèo và các chính sách kinh tế vĩ mô, các thiết chế cộng đồng và điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đ́nh. Nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo với các nước khác và đề xuất khuyến nghị thúc đẩy quá tŕnh xóa đói giảm nghèo ở Việt nam.

  • Tạo điều kiện thúc đẩy quá tŕnh tạo việc làm, tăng thu nhập cho những nhóm người dễ bị tổn thương ở đô thị và nông thôn (như đồng bào dân tộc ít người, người nghèo, phụ nữ, người khuyết tật, v.v.).

  • Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa và các hoạt động kinh tế - xă hội đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường; nghiên cứu ứng dụng các công cụ kinh tế vào quá tŕnh quản lư tài nguyên; nghiên cứu các khuyến nghị thúc đẩy quá tŕnh phát triển bền vững ở Việt Nam.

  • Hỗ trợ công tác quản lư, đánh giá, giám sát các dự án phát triển và thúc đẩy các cộng đồng địa phương tham gia vào các công tác này.

 

Phương pháp tiếp cận

  • Phương pháp nghiên cứu và xử lư các vấn đề phát triển kinh tế - xă hội mà SEDEC áp dụng là cách tiếp cận tổng hợp, kết hợp chặt chẽ các mặt kinh tế, xă hội và môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. 

  • Các dự án nghiên cứu và triển khai của SEDEC dựa vào nguyên lư liên ngành. 

  • SEDEC duy tŕ mối quan hệ hợp tác và trao đổi rộng với các chuyên gia làm việc trong nhiều tổ chức nghiên cứu và triển khai, các đoàn thể xă hội và các cộng đồng địa phương. Trong những dự án làm việc tại cộng đồng, SEDEC thường xuyên tổ chức sự phối hợp giữa các chuyên gia kinh tế, xă hội học, các nhà kỹ thuật và cán bộ đoàn thể xă hội và sự tham gia của cộng đồng dân cư.